CHIA SẺ CHUYÊN GIA

7 BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ

Mỗi ngày, chúng ta đều phải đưa ra quyết định. Chẳng hạn như: Đi xe buýt hay grab? Đi học hay ở nhà ngủ? Ăn hủ tiếu hay bún bò? Thực chất, đây là cả một quá trình được thực hiện nhằm mục đích trả lời cho từng câu hỏi nhỏ nhặt trên. Vậy bạn phải làm thế nào để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn?

Bước 1: Xác định vấn đề

Khi xác định một vấn đề, bạn không nên chỉ nhìn vào các yếu tố bên ngoài mà cần phải tìm hiểu sâu bên trong, bản chất thật sự của sự việc. Hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Vấn đề cần giải quyết là gì?
  • Mục tiêu bạn cần đạt được là gì?
  • Đo lường mức độ thành công như thế nào?

Những câu hỏi trên là yếu tố quan trọng trong quá trình thiết lập mục tiêu giúp đưa ra giải pháp khả thi và hiệu quả. 

Bước 2: Thu thập thông tin liên quan

​Thu thập thông tin liên quan là một bước quan trọng để đưa ra quyết định sáng suốt. Việc này đòi hỏi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu, nghiên cứu thông qua việc tìm kiếm trên Google, đọc sách hoặc trao đổi với nhà tư vấn về lĩnh lực mà bạn đang hướng đến.  

Bước 3: Xác định các giải pháp thay thế

Trong quá trình thực hiện quyết định sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh mà bạn không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc tìm kiếm nhiều hơn một giải pháp thay thế là điều rất cần thiết. Hãy chuẩn bị cho mình nhiều dự án dự phòng để sử dụng khi có khó khăn xảy ra. Bạn cần nhìn nhận sự việc ở nhiều góc độ khác nhau và đưa ra giải pháp thay thế phù hợp với thực trạng.

Bước 4: Phân tích ưu – nhược điểm của từng giải pháp

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xác định ưu và nhược điểm của từng giải pháp để đưa ra sự lựa chọn thích hợp nhất. Hãy phân tích và cân nhắc bằng cách:

  • Thiết lập danh sách ưu – nhược điểm
  • Sử dụng mô hình SWOT

Bước 5: Lựa chọn và đưa ra quyết định

Bước tiếp theo là đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy xem xét thật kỹ tất cả thông tin mà bạn đã thu thập trước đó và quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và mọi người xung quanh. Đôi khi, quyết định đúng đắn không phải là một lựa chọn nhất định mà là sự kết hợp của một số lựa chọn khác nhau. 

Bước 6: Thực thi quyết định đã đề ra

Sau khi đã có quyết định, hãy bắt tay vào làm ngay. Bạn nên thiết lập một bản kế hoạch chi tiết và bắt đầu triển khai từng bước một. Trong quá trình thực hiện, bạn cần dành thời gian trực tiếp theo dõi, quan sát tiến trình và xác định xem đây có phải là một quyết định đúng đắn hay không. 

Bước 7: Kiểm tra và tổng kết kết quả

Để đánh giá giải pháp này có đáp ứng các tiêu chí thành công mà bạn đã đặt ra hay không để nếu đây không phải là giải pháp tốt nhất, bạn có thể kịp thời điều chỉnh, thay đổi cách thức thực hiện. Sau đây là các câu hỏi có thể giúp bạn kiểm tra:

  • Đã giải quyết được vấn đề mà bạn đã xác định ở bước 1 hay chưa?
  • Quyết định này tác động đến bạn theo hướng tích cực hay t cực?
  • Những người liên quan được hưởng lợi ích hay bị tác động tiêu cực từ quyết định của bạn?

Đưa ra quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn thực hiện theo 7 bước trên. Áp dụng ngay để có cho mình giải pháp hiệu quả nhất nhé!

Thùy Dương – Tổ chức hướng nghiệp Quốc tế Mr.Q

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

You may also like

CHIA SẺ CHUYÊN GIA

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ HƯỚNG NGHIỆP CHO BẢN THÂN

  • 22 Tháng Mười Hai, 2022
Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với
CHIA SẺ CHUYÊN GIA

KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

  • 26 Tháng Mười Hai, 2022
KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Để có thể hòa nhập và thành công trong thời