TIN TỨC

Nâng bước thủ khoa 2022: Sinh viên được truyền lửa ‘khởi nghiệp’

Nâng bước thủ khoa 2022: Sinh viên được truyền lửa 'khởi nghiệp'

TPO – Nằm trong khuôn khổ chương trình Nâng bước thủ khoa 2022, 80 tân thủ khoa, sinh viên có điểm đầu vào cao của các trường đại học khu vực phía Nam và hơn 100 sinh viên của Trường ĐH Mở TPHCM đã có dịp nghe những chia sẻ và trao đổi cùng với TS Nguyễn Vinh Quang, Founder Tổ chức hướng nghiệp quốc tế Mr. Q với chủ đề “Khởi nghiệp cuộc đời”.

Tìm cơ hội trong thách thức

Với 20 năm kinh nghiệm hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong và ngoài nước, TS Quang cho rằng, học đại học không phải là việc để làm, mà đó là việc nên làm, do đó sinh viên cần phải tự trau dồi thêm những kỹ năng bên ngoài nhà trường, đó được xem là hành trình khởi nghiệp đầu tiên của sinh viên trên quãng đường đại học.

TS Nguyễn Vinh Quang, Founder Tổ chức hướng nghiệp quốc tế Mr. Q giao lưu với sinh viên

Ngoài ra, TS Quang còn khuyên sinh viên không nên nhìn nhận vấn đề theo một đường thẳng rập khuôn. Thay vào đó, trong chặng đường phát triển bản thân, sinh viên cần phải linh động thích ứng và thay đổi. “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà các bạn sinh viên cần chú ý đó là giữ được giá trị tích cực ban đầu của mình đã đề ra. Để làm được điều đó, việc đầu tiên sinh viên cần phải thực hiện đó là lập cho bản thân một bản kế hoạch cụ thể trong 4 năm học và trong 5 năm sau đại học”, TS Quang nói.

Nói về cơ hội việc làm trong thời điểm hiện tại, diễn giả Quang khẳng định đây chính là thời điểm khó khăn nhất trong suốt những năm qua, nhưng trong những thách thức đó, cơ hội vẫn mở rộng với những sinh viên biết nắm bắt. Theo TS Quang, hiện tại, các doanh nghiệp với những công nghệ mới trong thời đại 4.0 đã thu hẹp một lượng lớn nguồn nhân lực truyền thống.

Sinh viên chăm chú nghe chuyên gia chia sẻ và truyền cảm hứng

Thay vào đó, doanh nghiệp đòi hỏi nhiều hơn ở nhân viên của mình, không chỉ cần kiến thức sách vở mà kinh nghiệm thực tiễn cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội việc làm của sinh viên. “Vì thế sinh viên hãy cố gắng dấn thân và thử thách ở những lĩnh vực mà mình đang theo học để rút ra kinh nghiệm nhiều hơn. Đó chính là vũ khí lợi hại để sinh viên cạnh tranh với các đối thủ của mình” TS Quang bật mí.

Những vấn đề nổi cộm được giải đáp

Đặt vấn đề với diễn giả, bạn Lê Quang Thiên Vũ (sinh viên năm nhất, ĐH Mở TPHCM) cho hay, bản thân đang phân vân về thứ tự ưu tiên giữa những trải nghiệm của bản thân và việc học tập kiến thức trên giảng đường đại học.

Giải đáp vấn đề của bạn Thiên Vũ, TS Quang cho rằng, khi đi làm thực tế bên ngoài, sinh viên cần đáp ứng cả 2 yếu tố là kỹ năng thực tiễn và kiến thức tích lũy. Nhưng theo TS Quang, hầu hết các bạn sinh viên hiện nay, thậm chí là những người đã đi làm hiểu rõ điều này, nhưng không quản trị được nó.

TS Quang cho rằng, khi đi làm thực tế bên ngoài, sinh viên cần đáp ứng cả 2 yếu tố là kỹ năng thực tiễn và kiến thức tích lũy

“Trong quãng đường phát triển của mỗi người, đôi lúc chúng ta cần phải chấp nhận hy sinh. Với sinh viên, đó là lựa chọn hy sinh giữa những trải nghiệm cá nhân và kiến thức trên giảng đường. Sinh viên cần phải biết yếu tố nào cần thêm vào danh sách ưu tiên của bản thân để từ đó tập trung phát triển điều đó”, TS Nguyễn Vinh Quang chia sẻ thêm.

TS Nguyễn Vinh Quang cũng lưu ý với các sinh viên về mức độ thay đổi thứ tự ưu tiên trong từng độ tuổi, mỗi quyết định đánh đổi đều có giá trị riêng của nó, vì thế sinh viên cần chú trọng vào vấn đề này để đưa ra những đánh đổi đúng đắn.

Câu hỏi được nhiều bạn sinh viên trong hội trường hưởng ứng đến từ bạn Dương Hữu Nhược (ĐH Đà Lạt), Hữu Nhược đặt vấn đề với TS Nguyễn Vinh Quang rằng tại sao sinh viên lại mang trong mình tư duy làm nhân viên mà không phải làm chủ.

Lý giải điều này, TS Quang chỉ ra vấn đề chính là nằm ở bản lĩnh của từng người. “Bản lĩnh của người làm doanh nghiệp rất khác bản lĩnh của một người đang tiếp thu kiến thức như sinh viên. Nhưng không có nghĩa là sinh viên không dám bứt phá, để làm được việc này, trước hết các bạn cần trau dồi thật tốt những kiến thức mình có thể lãnh hội hiện tại rồi hẳn tính đến chuyện bứt phá tư duy của bản thân”, TS Nguyễn Vinh Quang khẳng định.

Đánh giá về chương trình học bổng Nâng bước thủ khoa, TS. Lê Nguyễn Quốc Khang – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Mở TPHCM cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được đón hơn 80 tân sinh viên là những Thủ khoa, Á khoa và sinh viên có thành tích học tập xuất sắc về đây để giao lưu. Chúng tôi rất khâm phục ý chí, tinh thần của các em khi các em đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để cố gắng học tập, đạt được ước mơ”.

TS. Lê Nguyễn Quốc Khang – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Mở TPHCM chia sẻ với sinh viên

Theo TS Khang, các em đã là những gương mặt ưu tú, là những nhân tài tương lại của đất nước. “Học bổng Nâng bước thủ khoa sẽ là động lực đầy ý nghĩa để các em tiếp tục chinh phục con đường học tập, mai này đóng góp cho đất nước. Và hơn nữa từ sự thành công đó, các em sẽ quay lại đóng góp cho chương trình để tiếp tục giúp đỡ cho các thế hệ sau này. Xin cám ơn báo Tiền Phong đã xây dựng được chương trình hay và có ý nghĩa lớn lao”, TS Khang chia sẻ.

Sinh viên và diễn giả lưu giữ hình ảnh đẹp cùng nhau tại chương trình

Nguyễn Dũng- Như Việt (Báo Tiền Phong)

Xem bài viết

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

You may also like

TIN TỨC

Gen Z chi tiền mua… không khí quán cà phê

  • 20 Tháng Mười Hai, 2022
Sẵn sàng chi vài triệu đồng mỗi tháng để mua “không khí quán cà phê”, nhiều gen Z đang định
TIN TỨC

Bài học về ‘Khởi nghiệp cuộc đời’ cho tân thủ khoa

  • 26 Tháng Mười Hai, 2022
Bài học về ‘Khởi nghiệp cuộc đời’ cho tân thủ khoa SVVN – Nằm trong khuôn khổ chương trình giao