Tác giả của Công cụ Kỹ năng tạo động lực Richard Knowdell, ông nhấn mạng rằng người lao động nên tìm nghề nghiệp nào cần sử dụng những kỹ năng tạo động lực của họ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xác định những kỹ năng có thể phát triển của bản thân để học hỏi và phát triển liên tục.
– Kỹ năng tạo động lực: Là kỹ năng mà người lao động vừa yêu thích vừa thành thạo khi sử dụng. Nếu có thể tập trung phát triển năng lực này, người. lao động có thể phát triển tốt trong nghề nghiệp của họ.
– Kỹ năng có thể phát triển: Là những kỷ năng mà người lao động rất thích nhưng chưa giỏi vì chưa được học cũng chưa được thử qua. Vì vậy, kỹ năng có thể phát triển là những kỹ năng có thể học được, người lao động nên chủ động tìm bất kì cơ hội nào để học hỏi, thử nghiệm liên tục để nâng tầm kĩ năng mình thích lên làm kỹ năng tạo động lực.
– Kỹ năng làm ta mệt: Là những kỹ năng người lao động thành thạo nhưng không hề yêu thích, cảm thấy chán ghét công việc của mình khi họ sử dụng những kỹ năng này trong phần lớn thời gian.
Tuy nhiên, một vài lưu ý cần được nhắc đến trong thực tế: Thị trường tuyển dụng ngày nay đòi hỏi người lao động không chỉ chuyên sâu trong một lĩnh vực mà còn phải sẵn sàng học hỏi, sử dụng các kỹ năng khác khi cần thiết, bao gồm những kỹ năng làm họ mệt. Với một cá nhân mới vừa bước vào hành trình nghề nghiệp, sẽ vội vàng nếu người lao động chỉ chọn công việc sử dụng kỹ năng tạo động lực của bản thân. Có thể sẽ khó để người lao động hiểu rõ được đâu là những kĩ năng nổi trội của họ nếu thiếu trải nghiệm đa dạng, thời gian quan sát và suy ngẫm. Bộ Công cụ kỹ năng tạo động lực có thể hữu ích khi giúp người lao động nhìn lại bức tranh toàn cảnh về nghề nghiệp của mình và đưa ra những lựa chọn phù hợp.
Trần Tố Như – Chuyên viên Giáo dục Hướng nghiệp