CHIA SẺ CHUYÊN GIA

CHỌN ÁP LỰC HAY ĐỘNG LỰC? 

“Giới trẻ chịu áp lực kém quá!” – Có phải không?

Áp lực và căng thẳng là tình trạng phổ biến ngày nay của giới trẻ và đang có xu hướng trẻ hoá hơn nữa. 

Áp lực có thể đến từ những mong đợi, yêu cầu phải đạt thành tích cao từ gia đình, phụ huynh; phải hoàn thành xuất sắc một công việc từ sếp, đồng nghiệp; hoặc thậm chí xuất phát từ cá nhân mỗi người đặt kỳ vọng quá cao, áp lực đồng trang lứa,… Nó là con dao hai lưỡi, có khi là động lực thôi thúc chúng ta nỗ lực hơn, kiên định hơn; nhưng cũng có khi việc căng thẳng và áp lực lâu dài dẫn đến những vấn đề khó kiểm soát hơn và ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ. Thậm chí, có trường hợp dẫn đến những câu chuyện đau lòng, để lại những nỗi xót xa, ân hận, hoặc trách móc “Người trẻ bây giờ chịu áp lực kém quá!”

Và ngay cả khi đã giành chiến thắng trong cuộc đua về đích, khi đã đạt được đỉnh cao thành tích thì không ít người vẫn cảm thấy không hạnh phúc, thay vào đó là cảm giác cô đơn, lạc lõng và mất định hướng.

Vậy nên, không thể đánh giá mức độ chịu áp lực của một người qua những kết quả và những vẻ hào nhoáng bên ngoài mà chúng ta thấy. Thực tế là giới trẻ ngày nay chịu không ít áp lực so với các thế hệ trước đây, mỗi thời kỳ là mỗi nỗi lo; mỗi người là mỗi sứ mệnh. Đừng so sánh và vội đánh giá!

Chuyển hoá áp lực thành động lực?

Nhờ vào hai mặt của vấn đề, áp lực hoàn toàn có khả năng “biến nguy thành cơ”, chuyển hoá thành động lực để thúc đẩy chúng ta tích cực hơn, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Từ việc nhìn nhận những áp lực đang có, chúng ta có thể tìm thấy và phân tích những vấn đề đang gặp phải, từ đó có những biện pháp, phương hướng điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Về mặt tích cực, áp lực thúc đẩy mỗi người hoàn thiện, nỗ lực khẳng định năng lực và khám phá những khía cạnh khác của bản thân, bạn sẽ không thể phát triển nếu không có áp lực. 

Hãy chủ động giữ cái nhìn tích cực đối với áp lực, hạn chế những hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mong đợi tự gây nên sức nặng lên bản thân mình. Tuy nhiên, cần nhận biết và phân loại áp lực, áp lực nào có thể thúc đẩy và áp lực nào cần được quan tâm và can thiệp để tránh gây ra stress nặng và những tình trạng đáng lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bản thân. 

Tóm lại, không có việc lựa chọn giữa áp lực hay là động lực. Động lực là nghĩa tích cực của Áp lực, chúng bổ trợ cho nhau để bạn có thể hoàn thành tốt những mục tiêu mà mình đặt ra. Hãy luôn nhớ rằng, không ai có thể giải quyết được mọi áp lực của bạn một cách triệt để, ngoại trừ bạn. Những áp lực giúp ta một lần nữa nhìn lại và đối diện với bản thân. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và mất cảm hứng với một việc gì đó trong cuộc sống, hãy nghĩ về mục tiêu mà mình đã đặt ra là một cách hữu hiệu để tạo động lực cho bản thân. Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ về lí do mình bắt đầu. Khao khát chinh phục mục tiêu sẽ tiếp sức mạnh để bạn vượt qua mọi áp lực!

Tổ chức Hướng nghiệp Quốc tế Mr.Q

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

You may also like

CHIA SẺ CHUYÊN GIA

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ HƯỚNG NGHIỆP CHO BẢN THÂN

  • 22 Tháng Mười Hai, 2022
Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với
CHIA SẺ CHUYÊN GIA

KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

  • 26 Tháng Mười Hai, 2022
KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Để có thể hòa nhập và thành công trong thời