CHIA SẺ CHUYÊN GIA

BUỒN VUI NGHỀ CỨU HỘ CỨU NẠN

“Anh hùng” giữa đời thường

Chỉ qua cái tên cứu hộ, cứu nạn thì ta đã hình dung được bao nhiêu sự vất vả, hi sinh của người làm nghề này, chính là xả thân, giành giật sinh mạng con người từ tay thần chết. Không ngoa khi gọi họ là anh hùng, bởi họ không chỉ mang dáng dấp khoẻ mạnh, linh hoạt mà còn có tấm lòng cao cả, can đảm dám đối đầu với những tình huống ngàn cân treo sợi tóc, không ngại hi sinh bản thân để cứu người trong lúc gian nan.

Vất vả, nhọc nhằn là chuyện cơm bữa

Những người lính cứu hộ, cứu nạn phải thường xuyên trải qua những ngày làm việc mệt nhọc. Có khi phải ngâm mình trong dòng nước lạnh, hôi thối, nặng mùi, rà từng mét vuông dưới lòng sông tìm thi thể nạn nhân, tìm tang vật vụ án; trèo lên những tòa nhà cao tầng, trụ điện để khống chế những kẻ ngáo đá hay băng mình qua ngọn lửa để cứu người, tài sản… Đó là công việc của những người lính cứu nạn, cứu hộ vẫn ngày đêm miệt mài, vất vả để giúp bao mảnh đời vượt qua hoạn nạn. 

Hiểm nguy luôn chực chờ phía trước

Bất cứ sự cố nào xảy ra, cũng đòi hỏi người cứu nạn, cứu hộ phải làm khẩn cấp, nhanh chóng có kết quả. Để lao vào những tình huống nguy cấp cứu người khác, như là đám cháy, vụ tai nạn, xoáy nước,… họ đã tự nhận về mình phần hiểm nguy chực chờ. Mỗi lần tham gia cứu nạn, cứu hộ là đối mặt với thần chết, chỉ cần một phút sơ hở hay thiếu tập trung, thì không chỉ người bị nạn mà chính những chiến sĩ cứu hộ, cứu nạn cũng khó bảo vệ bản thân.

Những nốt lặng sau mỗi lần cứu nạn

Một ngành nghề có thể nói xứng đáng được gọi bằng hai tiếng “anh hùng”, thế nhưng ngoài sự biết ơn và cảm phục, họ cũng nhận lấy cho mình nhiều sự ám ảnh, nhiều nỗi buồn sau mỗi lần tham gia cứu nạn. Bao nhiêu niềm vui khi cứu người, cứu tài sản thành công thì cũng ngần ấy nỗi buồn trước sự bất lực khi nạn nhân đã ở tình trạng “sự đã rồi”. Sau những lần cứu hộ bất thành, những người anh hùng thầm lặng ấy lại rơi vào trạng thái dằn vặt, tiêu cực và ám ảnh về những hình ảnh cuối cùng của người bị nạn xấu số. 

Nghề của những “Người hùng”

Có thể nói, cần thật nhiều đức hi sinh và lòng thương người mới có thể theo đuổi ngành nghề hết sức nguy hiểm này. Một nghề “thân không nhàn mà tâm cũng chẳng nhàn”, thương lắm những người anh hùng thầm lặng của nhân dân! 

Bạn có muốn thử sức với một công việc cao quý nhưng cũng lắm hiểm nguy này không? Sau đây là một số thông tin về nghề cứu hộ cứu nạn mà bạn có thể tham khảo: 

  1. Công việc của chiến sĩ cứu hộ cứu nạn: Tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn các chiến sĩ sẽ tham gia cứu nạn cứu hộ trong trường hợp xảy ra cháy nổ, chìm tàu, tìm kiếm các nạn nhân bị đuối nước…
  2. Thuận lợi/Khó khăn của nghề: Thuận lợi của nghề là được các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi. Về khó khăn, môi trường công tác của các chiến sĩ cứu hộ cứu nạn rất nguy hiểm và phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. 
  3. Tố chất cần có với nghề: Công việc này đòi hỏi các tố chất của một người anh hùng thực sự, đó là dũng cảm, gan dạ, trách nhiệm, hi sinh, sẵn sàng xả thân giúp người, giúp đời. Ngay cả khi bạn là nữ, chỉ cần có đủ đam mê và tố chất, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ngành nghề này. 
  4. Chọn trường học: Bạn có thể theo học tại Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (hệ Đại học hoặc hệ Trung cấp).
  5. Thu nhập: lương sẽ được thưởng theo cấp bậc và quân hàm, ngoài ra còn có phụ cấp đặc thù là 15% đối với lực lượng làm công tác chiến đấu và 10% đối với lực lượng làm công tác tham mưu.
  6. Cơ hội thăng tiến: Nếu một chiến sĩ có năng lực, có sự quyết tâm, luôn trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân, tu dưỡng rèn luyện đạo đức và tiếp tục học cao hơn thì khi có đợt đề bạt, bổ nhiệm thì mình sẽ nằm trong diện quy hoạch và sẽ được đề bạt thăng tiến.

Hoàng Thị Kim Hoa – Tổ chức Giáo dục Quốc tế Mr.Q

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

You may also like

CHIA SẺ CHUYÊN GIA

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ HƯỚNG NGHIỆP CHO BẢN THÂN

  • 22 Tháng Mười Hai, 2022
Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với
CHIA SẺ CHUYÊN GIA

KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

  • 26 Tháng Mười Hai, 2022
KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Để có thể hòa nhập và thành công trong thời