Kinh nghiệm cho học sinh mới lên lớp 12
Có thể nói rằng năm học lớp 12 đóng vao trò quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi học sinh. Mặc dù mối người có một hướng đi riêng, như tiếp tục đi học hoặc đi làm ngay sau khi học xong. Tuy nhiên đây là bệ phóng để các sĩ tử vượt vũ môn, chạm tới ước mơ của mình. Vì ít nhất, để trở thành lực lượng lao động phổ thông, các bạn phải có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3. Trong bài viết sau, TOPPY sẽ chia sẽ những kinh nghiệm cho học sinh mới lên lớp 12, giúp các bạn tự tin hoàn thành chương trình THPT.
Những khó khăn gặp phải khi lên lớp 12
1. Kiến thức quá nặng
Vì là năm học quan trong nhất trong cả hệ thống chương trình giáo dục, kiến thức lớp 12 thực sự rất nặng. Kiến thức nặng cả về lượng lẫn cả về chất. Nội dung nâng cao và chuyên sâu hơn hẳn so với chương trình lớp 10, 11. Điều đó khiến học sinh cảm thấy vô cùng áp lực.
Lượng kiến thức đồ sộ
2. Thời gian không còn nhiều
Với việc chỉ còn 1 năm chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, rất nhiều bạn cảm thấy thời gian còn quá ít. Đây không còn là giai đoạn các bạn có thể thong thả vì thực sự đã tới giai đoạn nước rút. Các bạn cần phải chuẩn bị sãn sàng bước vào cuộc đua sắp tới.
Thời gian không còn nhiều
3. Không có định hướng học cụ thể
Mông lúc trước chương trình học khiến nhiều bạn cảm thấy rất bơ vơ. Rồi bạn sẽ thi gì, học gì và làm gì? Mặc dù học các môn chuyên, môn khối nhưng các bạn vẫn không thực sự xác định được phương hướng. Mặc dù với việc được tư vấn từ gia đình, bạn bè, thầy cô, các bạn vẫn “chưa cảm thấy đâu vào đâu”.
Thực tế phải tới khi làm hồ sơ, các bạn mới đưa ra quyết định chính thức của mình. Điều này dễ khiến các bạn chọn sai, không đúng với sở thích, năng lực của bản thân.
4. Áp lực từ gia đình
Không thể phủ nhận rằng áp lực của nhiều bạn học sinh bắt nguồn từ chính gia đình. Các bạn bị ép phải theo định hướng của gia đình, bắt phải học giỏi, phải đạt thành tích cao.Nhiều bạn có kết quả học tập không tốt trở nên rất tự ti và xấu hổ. Thậm chí nhiều bạn stress hoặc trầm cảm.
Áp lực bủa vậy
Kinh nghiệm cho học sinh mới lên lớp 12
1. Học chắc kiến thức nền tảng
Hãy đảm bảo rằng bạn nắm chắc kiến thức nền tảng. Nhiều bạn thường thích làm bài tập nâng cao trong khi kiến thức nền chưa đủ vững. Đây là thực trạng mà nhiều bạn gặp phải hiện nay. Phương pháp học và ôn luyện như vậy không mang lại hiệu quả.
Nắm chắc kiến thức cơ bản dễ dàng đạt điểm số cao
Hãy nhớ rằng kiến thức nền tảng chiếm từ 70 – 80% nội dung các bài thi. Nếu nắm chắc kiến thức, bạn hoàn toàn có thể đạt 8 điểm/môn. Với tổng điểm từ 23-24, bạn có thừa khả năng đỗ các trường đại học uy tín. Do đó, hãy tập trung cho kiến thức cơ bản trước. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ rằng, để từ điểm 8, 9 lên 10 là rất khó. Nhưng bạn hoàn toàn có thể cố gắng từ 5-6 để đạt điểm 8-9.
2. Làm thật nhiều đề
Luyện đề là các tốt để các bạn làm quen với phương pháp thi. Bạn sẽ làm quen với các kiểu câu hỏi, các dạng bài khác nhau. Dựa vào đó bạn có thể biết được mình còn thiếu và yếu ở chỗ nào. Từ đó đặt ra kế hoạch, mục tiêu cải thiện.
Thường xuyên luyện đề
Tuy nhiên hãy nhớ rằng việc luyện đề chỉ được xem như phương pháp ôn luyện. Bạn không nên quá coi trọng điểm số. Nếu đạt điểm thấp, hãy cố gắng trong những lần sau. Nếu đạt điểm cao, bạn cũng không được chủ quan vì kết quả bạn đạt được chỉ mang tính chất tham khảo.
3. Dứt khoát chuyển khối nếu không thấy phù hợp
Mặc dù đã học môn khối, môn chuyên trong suốt cả bậc THPT tuy nhiên hãy chuyển khối nếu như bạn thực sự cảm thấy mình không phù hợp. Tuy chỉ còn duy nhất 1 năm nhưng thời gian vẫn là đủ để bạn thay đổi định hướng của mình. Đây là kinh nghiệm xương máu cho học sinh mới lên lớp 12. Đừng cố gắng một cách vô định, hãy thay đổi khi còn có thể. Vì khi bạn thi đại học có nghĩa rằng bạn đã định hướng một nửa tương lai của mình rồi.
4. Giữ tâm lý thoải mái, đừng ngại chia sẻ với bố mẹ
Stress là điều không thể tránh khỏi khi học lớp 12. Điều quan trọng là bạn phải giữa tâm lý thật thoải mái. Không khi tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, hãy chỉ học khi nào bạn hoàn toàn sẵn sàng. Hãy xem việc thi tốt nghiệp và thi đại học là một kỳ thi bình thường, đừng đặt nặng vấn đề kết quả.
Đặc biệt, hãy cởi mở với bố mẹ. Nói những điều bạn cảm thấy không hài lòng, làm những gì bạn cảm thấy thoải mái. Hãy thường xuyên tâm sự với bố mẹ về tất cả các vấn đề trong học tập, cuộc sống. Điều này sẽ khiến bạn nhẽ lòng hơn rất nhiều.
5. Dành thời gian thư giãn, tập thể dục
Hoạt động thể chất đóng vài trò quan trọng
Với tâm lý lo lắng, nhiều bạn thường giành rất nhiều thời gian cho việc học mà quên mất rằng cơ thể cũng cần được nghỉ. Nếu để cơ thể quá tải, việc học cũng không đem lại hiệu quả. Bạn nên ngủ đủ giấc, dành thời gian để ngủ trưa. Hãy cố gắng tập thể dục. Đừng để vấn đề sức khỏe trở thành trở ngại của bạn.
Nguồn: Toppy