Ở môi trường làm việc, vai trò người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên. Trở thành một người sếp tốt, bạn sẽ giúp nhân viên có thể phát triển được bản thân họ, tạo nên môi trường làm việc lành mạnh và duy trì độ bền vững trong quy trình đào tạo nhân sự. Để làm tốt công tác quản trị, người sếp cần:
1. Kiểm tra kiến thức bản thân
Để ở vị trí công việc hiện tại, ngoài việc tài giỏi thì một người lãnh đạo tốt cần không ngừng học hỏi. Bạn có thể không biết hết nhưng luôn cần kiểm tra tri thức mình hiện có để có thể kịp thích nghe những điều mới mẻ, luôn tìm tòi, cố gắng và học hỏi mỗi ngày. Kiến thức mà bạn có, có thể thay đổi cuộc sống của bạn, ham hiểu biết giúp bạn
2. Tìm một người cố vấn dày dặn kinh nghiệm
Dù là một người lãnh đạo, một người sếp tốt, bạn cũng cần có một người hướng dẫn “mentor” dày kinh nghiệm hơn. Những khía cạnh khác trong bất kì vấn đề nào bạn được tư vấn sẽ có góc nhìn cởi mở hơn rất là nhiều. Bên cạnh đó, việc tìm cho mình một người cố vấn có kinh nghiệm tốt giúp bạn bình tĩnh hơn trong quá trình thực hiện công việc.

3. Đi học trở lại
Rất nhiều nhà lãnh đạo, các vị “sếp” lựa chọn tiếp tục việc học nâng cao lên để có thêm nhiều mối quan hệ, kinh nghiệm, làm mới mình và làm mới cộng đồng quanh mình. Chính tinh thần ham học hỏi đó đã giúp cho bản thân tiến bộ, đồng thời việc sếp không ngừng học tập và phát triển củng cố thêm niềm tin của nhân viên vào sự thay đổi, tư duy khai phóng của sếp với các vấn đề cần được gỉai quyết.
4. Đọc sách
Sách và tài liệu là một nguồn tham khảo hữu ích, gần như những nhà lãnh đạo luôn xây dựng cho mình thói quen đọc, học, tìm tòi những thứ mới mẻ. Đọc sách là một cách rèn luyện tư duy, sự kiên nhẫn đồng thời bạn sẽ có thêm nhiều những bài học kinh nghiệm từ người đi trước để rút ngắn những lỗi lầm của mình và học từ cách suy nghĩ cũng như ứng dụng giải pháp mới mẻ từ sách.

5. Học cách lắng nghe và hiểu người khác
Trong bất kì kỹ năng quan trọng nào, kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quyết định được sự thành công. Bạn chỉ có thể cung cấp cho người khác thứ họ cần khi bạn thực sự hiểu được họ, vì vậy việc chuẩn bị sẵn tinh thần lắng nghe một cách chú tâm đến nhân viên của mình làt điều kiện tiên quyết.
6. Đặt nhân viên của mình lên trên hết
Lấy con người là trọng tâm, là một người sếp tốt, bạn lựa chọn đứng phía sau để điều hành và hỗ trợ nhân viên của mình khi cần thiết. Bên cạnh đó, việc để tâm đến đội ngũ nhân sự dưới trướng của mình sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn về năng lực của nhân sự, từ đó sẽ có quan điểm và cách quản trị phù hợp. Lấy mục tiêu phát triển của đội ngũ đặt lên hàng đầu.
Trần Tố Như – Chuyên viên Giáo dục Hướng nghiệp