CHIA SẺ CHUYÊN GIA

Một nhà lãnh đạo không nhất thiết phải là một chuyên gia

Nhà lãnh đạo có nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn phải làm, trong khi các nhân viên có thể có đủ tất cả kiến thức chuyên môn mà nhà lãnh đạo cần. “Các nhân viên am hiểu lĩnh vực của họ hơn sếp thường sẽ không tôn trọng sếp. Nhưng nếu nhà lãnh đạo có nỗ lực gấp đôi để cảm tường hết mọi kiến thức chuyên môn đi nữa thì điều đó chỉ khiến họ nhanh chóng thất bại”. Để được nhân viên tôn trọng, Wallace và Creelman khuyên các nhà lãnh đạo không nhất thiết phải tập trung vào chuyên môn mà chỉ cần xây dựng cho mình phong cách, hình ảnh của một nhà lãnh đạo bao quát bằng những cách sau đây.

Xây dựng các mối quan hệ

Một nhà lãnh đạo tốt và có năng lực dẫn dắt các cá nhân khác cần rất nhiều thông tin, từ những thông tin liên quan đến chiến lược, thực thi, tạo được mối quan hệ tốt với đối tác,  thì việc nắm bắt nhiều hơn “thông tin” từ chính nhân viên của mình rất quan trọng.  Việc nhà lãnh đạo dành thời gian gặp gỡ, kết nối, giao tiếp tốt với nhân viên của mình sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện, thấu cảm và sắp xếp được từng nhân sự với năng lực phù hợp. 

Không trực tiếp thực hiện công việc mà hãy tạo điều kiện để nhân viên làm điều đó

Nhà lãnh đạo trong vai trò người hỗ trợ sẽ giúp nhân viên của mình thực hiện công việc tốt hơn, dễ dàng hơn hoặc tạo điều kiện để sự thuận lợi được diễn ra trong quá trình thực thi. Một người lãnh đạo tốt và có năng lực, sẽ xác định được đâu là lúc có thể can thiệp, đâu là lúc đứng bên ngoài để nhân viên có thể “ tập lớn”. Việc giúp đỡ đúng lúc, trao quyền đúng chỗ sẽ giúp nhân viên có cơ hội phát triển tốt, gắn bó với tổ chức và tạo sự trung thành về đội ngũ. 

Để được nhân viên tôn trọng, Wallace và Creelman khuyên các nhà lãnh đạo không nhất thiết phải tập trung vào chuyên môn mà chỉ cần xây dựng cho mình phong cách, hình ảnh của một nhà lãnh đạo

Nhìn sự việc một cách bao quát

Ở bất kì công việc nào, nhìn nhận sự việc từ tầm vĩ mô đến hiểu về vi mô cũng đều quan trọng. Nhà lãnh đạo tài năng cần nhìn bức tranh ở nhiều cấp độ, suy nghĩ bao quát nhưng có năng lực nhìn nhận các chi tiết nhỏ. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo có thể tiếp cận vấn đề ở những góc nhìn khác, đưa ra những khả năng mới có thể xảy đến để triển khai. 

Xây dựng phong cách lãnh đạo hiệu quả

Một nhà lãnh đạo cần xác định cho mình những phong cách, giá trị nhất định. Bên cạnh đó, luôn cập nhật, học hỏi, điều chỉnh trong cách vận hành giúp tổ chức không bị đình trệ. Xây dựng và đưa tổ chức phát triển bằng khoa học, dữ liệu, trao quyền và nắm bắt được xu hướng thành phần lao động trong tổ chức để có cách làm việc tích cực, đổi mới, sáng tạo.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

You may also like

CHIA SẺ CHUYÊN GIA

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ HƯỚNG NGHIỆP CHO BẢN THÂN

  • 22 Tháng Mười Hai, 2022
Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với
CHIA SẺ CHUYÊN GIA

KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

  • 26 Tháng Mười Hai, 2022
KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Để có thể hòa nhập và thành công trong thời