Với những du học sinh, việc trở về với gia đình ngày cuối năm, cùng nhau sum họp, chuẩn bị cho cái Tết rộn ràng có lẽ là điều được mong chờ nhất. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn ấy.
Ngậm ngùi đón Tết “trực tuyến”
Đối với du học sinh, đoàn viên cùng người thân trong gia đình có thể là điều mong chờ nhất. Khoảng cách địa lý, những trở ngại về học tập, công việc, tài chính và nhiều mối lo khiến họ lựa chọn vắng mặt vào dịp đầu xuân.
Ước mong “đi để trở về” đúng nghĩa
Đi xa mới thấy thêm yêu quý, trân trọng nơi mình sinh ra. Bạn đem bao nhiêu khát khao để ngày trở về đóng góp, dựng xây cho mình một cuộc sống tốt đẹp. Đi để trở về là lúc bạn trưởng thành hơn rất nhiều, trở về là một phiên bản khác, một con người khác với đầy đủ nhận thức tư duy cởi mở. Một du học sinh có đôi chân đi rất xa, vì thế có thể rất nhớ nhà.
Mỗi chặn hành trình đều mang ý nghĩa của riêng nó, chỉ khi đi xa ta mới thấy nhớ
Chỉ có cảm nhận của người xa nhà mới hiểu được thi thoảng cảm thấy cô đơn là như thế nào. Đón Tết xa nhà sẽ thèm nhiều thứ lắm khi du học sinh đón nhận sự khác biệt về văn hoá, ẩm thực nơi đất khách. Nhớ vị bánh mứt, nhớ đồ ăn phong tục Việt chỉ dành riêng ngày Tết, nhớ họ hàng người thân, nhớ câu chúc và lời hỏi thăm thân tình,…
Nhớ hương vị quê nhà với Tết xa nhà đầu tiên
Du học sinh có thể trải qua suy nghĩ so sánh Tết tây và Tết ta một cách rõ ràng khi những năm đầu tiên bước ra nước ngoài. Bên cạnh đó, dù ở đâu làm gì thì trong tâm niệm của người Việt, Tết là để bên cạnh nhau, vẹn nguyên tình yêu gia đình, đất nước, con người Việt.
Lưu giữ phong tục Việt
Ngày Tết có rất nhiều hoạt động thú vị như chuẩn bị ẩm thực cho ba ngày Tết, chuẩn bị mâm cúng theo văn hoá, gói bánh chưng bánh tết,…Mỗi loại thực phẩm, mỗi loại nghi lễ đều có ý nghĩa khác nhau. Tựu chung lại, các phong tục tuỳ theo vùng miền của ngày Tết là cầu chúc an lành đến người người, tri ân tổ tiên, gia đình, chúc sức khoẻ và mong công việc thuật lợi ở năm mới.
Trần Tố Như – Chuyên viên Giáo dục Hướng nghiệp