Cuối năm là thời gian thư giãn, sum họp cùng gia đình. Đây cũng là lúc mỗi cá nhân dành thời gian để đoàn tụ, cho mình những giây phút thảnh thơi cho một năm làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, để mọi hoạt động trong dịp lễ Tết được diễn ra, đã có một số ngành nghề hoạt động thường trực và gần như không nghỉ ngơi dịp lễ này.
1. Nghề vệ sinh môi trường: Dịp lễ hội và các sự kiện diễn ra liên tục, sau đó cần được dọn dẹp chỉn chu để có sự kiện mới được tiếp nối, công nhân vệ sinh môi trường gần như túc trực liên tục.
2. Y bác sĩ: Đội ngũ y bác sĩ cũng ngày đêm làm công việc của mình vì sự an toàn, sức khoẻ của bệnh nhân và kể cả người dân nếu như có sự cố diễn ra. Bên cạnh đó, họ sẽ có thời gian nghỉ ngơi luân phiên để cân bằng công việc và cuộc sống. Tinh thần trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người dân được đặt lên hàng đầu đối với nghề nghiệp này.
3. Lính biên phòng: Các công việc về công tác an ninh biên giới cần được đưa lên tính ưu tiên cao.
4. Công an: Với nhiệm vụ của mình, đội ngũ công an cần liên tục hoạt động khi cần đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống các hậu quả phức tạp của tệ nạn xã hội cho người dân một cái Tết đầm ấm. Nhiệm vụ của họ liên quan đến rất nhiều người, vì vậy nhu cầu được bảo vệ của người dân trở thành cấp thiết. Ngày lễ hội, sự kiện, công việc của họ trở nên nhiều hơn bao giờ hết. Sẽ là một trải nghiệm thật tệ nếu đường điện gia đình gặp vấn đề trong dịp Tết, vì vậy ngay cả trong những ngày nghỉ lễ, họ vẫn luôn phải túc trực 24/24.
5. Hướng dẫn viên du lịch: Nhu cầu du lịch trong dịp Tết cũng tăng cao khi đây là một trong những ngày nghỉ dài của năm. Các bạn hướng dẫn viên du lịch cũng sẽ phục vụ du khách nếu được yêu cầu.
6. Nghề phục vụ: Những nhân viên chăm sóc khách hàng, làm trong lĩnh vực F&B, nhân viên phục vụ gần như có mặt ở nơi làm việc khi nhu cầu ăn uống của người dân gia tăng ngày lễ Tết. Thu nhập của nhóm nghề dịch vụ được tăng lên trong giai đoạn nghỉ lễ cũng là nguồn hỗ trợ đối với nhân dự đảm nhận công việc này.
7. Đầu bếp: Tương tự như nhóm phục vụ, đầu bếp làm việc ngày đêm để cung cấp thức ăn từ bình dân đến xa xỉ nhằm giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất trong quá trình họ đến dùng dịch vụ tại nhà hàng, quán xá. Thực khách gần xa đến từ bất kì vùng địa lý nào cũng muốn được thưởng thức ẩm thực địa phương, nhất là trong các mùa lễ hội.
Bên cạnh những nghề nghiệp được nêu trên, còn có rất nhiều công việc khác vẫn đóng góp miệt mài không ngừng nghỉ.
Lao động là vinh quang và dù lao động dưới bất kỳ hình thức nào, công việc nào thì những người không nghỉ Tết cũng đang góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của thành phố. Với những người do công việc đặc thù không được nghỉ Tết, họ nghĩ chỉ cần yêu nghề, giữ ngọn lửa đam mê với nghề, những phút chạnh lòng nhỏ nhoi mỗi khi Tết,đến xuân về sẽ chẳng thể lung lay ý nghĩ gắn bó với nghề trong họ. Sự cống hiến thầm lặng của họ là cầu nối để những người khác có thể đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn hơn.
Trần Tố Như – Chuyên viên Giáo dục Huớng nghiệp