Không chỉ là thời gian để nghỉ ngơi, sum họp gia đình, Tết Nguyên Đán còn là dịp vô cùng quan trọng để hướng về nguồn cội, ông bà, tổ tiên, các vị thần linh đã ban phước lành cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
1. Lễ cúng Ông Công, Ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp là lúc các gia đình tranh thủ cúng Tết ông Công ông Táo, dân lên một cách thành tâm kính cẩn cầu mong cho sự ấm no, đủ đầy rồi đến ý nghĩa “thần bếp” trông coi bếp núc trong gia đình.
2. Cúng Tất niên cuối năm
Phong tục ngày Tết luôn có mâm cơm cúng tất niên, kết thúc một năm cũ và chuyển giao vào năm mới để mời thần linh về đón Tết. Đến với ngày này, thành viên dù ở xa hay ở gần cũng đều cố gắng về đến quê hương, đoàn tụ sum họp cùng với gia đình để đón một cái Tết viên mãn.
3. Cúng Giao Thừa
Đây là thời điểm vô cùng đặc biệt của một năm mới, thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ chỉ trong tích tắc nhưng ghi nhận toàn bộ quá trình, nỗ lực cố gắng của từng cá nhân trong một năm. Thời khắc này khi nhìn lại, để nhìn nhận và nguyện cầu cho một năm mới. Bên cạnh đó, lễ cúng giao thừa còn mang ý nghĩa tâm linh khi xua đuổi tà khí, điều xấu của năm cũ để rước may mắn đến.
4. Cúng Tân Niên
Nghi lễ cúng tân niên là nét đẹp truyền thống của người Việt, nhằm tưởng nhớ đến tổ tiên, thần linh và mong một năm mới thiên thời – địa lợi – nhân hoà, gia đình êm ấm, công việc thuận lợi, gặp nhiều duyên lành trong công việc và cuộc sống.
5. Cúng Chiêu Điện và Tịch Điện
Lễ cúng Chiêu Điện và Tịch Điện thường diễn ra vào buổi sáng, mời ông bà về đến dùng bữa cơm gia đình. Lễ cúng diễn ra vào buổi chiều có ý mời ông bà đi ngủ. Ngày cúng Chiên Điện và Tịch Điện diễn ra vào mùng 2 Tết, gia đình có thể lựa chọn món ăn sao cho phù hợp.
6. Lễ Cúng Hóa Vàng
Lễ cúng hoá vàng nhằm tiễn ông bà về âm cảnh sau khi cùng con cháu đón Tết. Vì vậy, người ta thường gọi lễ mùng 3 Tết là lễ cúng tiễn đưa ông bà ngày đầu năm. Ngoài ra, lễ hoá vàng cũng chính là lễ đón thần tài, đón lộc về với gia đình, hy vọng một năm thuận lợi.
Trần Tố Như – Chuyên viên Giáo dục Hướng nghiệp