CHIA SẺ CHUYÊN GIA

TRẺ EM NGÀY NAY CŨNG CHỊU NHIỀU ÁP LỰC!

 Trẻ con chỉ có việc học và ăn chơi, có gì mà áp lực! Đây là suy nghĩ của nhiều người khi đề cập đến áp lực của trẻ. 

Giờ đây khi xã hội ngày càng thay đổi đồng nghĩa với việc tồn tại nhiều vấn đề áp lực trong cuộc sống. Không chỉ riêng người lớn, mà chính những đứa trẻ cũng phải gánh chịu áp lực mà nhiều người nghĩ  đó là việc hiển nhiên, không có gì quá to tác. Bất kì người lớn nào cũng từng là trẻ con, nhưng liệu họ có đủ đồng cảm và thấu hiểu con mình. Nhiều bậc phụ huynh vì lo cho cuộc sống mà vô tình “ quên đi” hay thậm chí là phớt lờ trước những áp lực của con. 

Theo như thống kê của UNICEF ( Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc), sau đại dịch Covid-19 Việt Nam có khoảng 24% trẻ có suy nghĩ liên quan đến tự tử ( Thông thường trên thế giới chỉ có khoảng 9%). Đây là một con số đáng báo động mà các bậc phụ huynh phải nên suy ngẫm.

Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương, mong muốn con cái được hưởng những điều tốt nhất và tạo mọi điều kiện cho con về vật chất, học hành nhưng lại không thực sự hiểu suy nghĩ, cảm xúc của con mình. Nhiều bậc phụ huy nghĩ rằng việc học tập thật giỏi, ngoan ngoãn chính là điều thiết yếu ở một đứa trẻ. Vì vậy, nhiều đứa trẻ bắt buộc phải cố gắng học tập cả ngày lẫn đêm, học những thứ chúng không thích để có thể làm hài lòng, đáp ứng nguyện vọng của bố mẹ. Nhưng liệu chúng có thật sự cảm thấy thích thú và vui vẻ. Chính vì những điều tưởng chừng là nhỏ ấy đã tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ.

Áp lực ở một khía cạnh nào đó có thể tạo thành động lực, nhưng nên có mức độ vừa phải và nằm trong giới hạn chịu đựng của con. Thay vì trách phạt trẻ con khi chúng bị điểm kém thì bố mẹ hãy nên là người cổ vũ động viên con lần sau làm tốt hơn. Việc lắng nghe, chia sẻ và trở thành bạn của con chính là liều thuốc tốt nhất cho tâm hồn trẻ nhỏ. Phụ huynh hãy đặt mình ở vị trí của con để có thể hiểu và cảm thông cho những gì chúng đang phải chịu đựng. Ngoài ra, bố mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi cùng bạn bè và tôn trọng ý kiến, sở thích của con.  

Mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn sẽ có áp lực khác nhau. Nên đừng so sánh áp lực, mức độ chịu đựng của mình lên con cái..  

Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng căng thẳng, đó là lý do tại sao việc thúc đẩy khả năng phục hồi về cảm xúc và tinh thần ở con cái chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Những đứa trẻ mạnh mẽ về tinh thần không chỉ được chuẩn bị tốt hơn để tự mình giải quyết các vấn đề trong tương lai, mà chúng cũng có nhiều khả năng thích nghi với môi trường mới và công việc tương lai hơn.

Thùy Dương- Tổ chức hướng nghiệp Quốc tế Mr. Q

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

You may also like

CHIA SẺ CHUYÊN GIA

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ HƯỚNG NGHIỆP CHO BẢN THÂN

  • 22 Tháng Mười Hai, 2022
Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với
CHIA SẺ CHUYÊN GIA

KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

  • 26 Tháng Mười Hai, 2022
KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Để có thể hòa nhập và thành công trong thời